Tạo hình một miệng nối tĩnh mạch gan trong ghép gan từ người cho sống dùng mảnh ghép gan phải

Đào Đức Dũng, Hoàng Đức Nam, Park Young Mok, Chu Chong Woo

Bệnh viện Vinmec

Tổng quan: Tái thiết dòng hồi lưu của gan ghép là yếu tố quyết định sự thành công của ghép gan từ người cho sống dùng mảnh ghép gan phải. Chúng tôi đã đơn giản hóa kỹ thuật tái tạo tĩnh mạch gan mà không cần sử dụng đoạn mạch lấy từ xác.

Phương pháp: 24 bệnh nhân được ghép gan từ người cho sống dùng mảnh ghép gan phải tại Bệnh viện Quốc tế Vinmec từ 04/2017 đến 02/2019. Tạo hình tĩnh mạch gan được thực hiện bởi một phẫu thuật viên. Với mảnh ghép gan phải bảo tồn phần xa của tĩnh mạch gan giữa, tạo hình tĩnh mạch gan giữa bằng đoạn mạch nhân tạo với miệng nối tĩnh mạch hạ phân thùy 5 kiểu tận tận và miệng nối tận bên tĩnh mạch hạ phân thùy 8, khâu vắt, chỉ polypropylen 5/0. Các trường hợp mảnh ghép gan phải mở rộng, thực hiện miệng nối tận tận giữa đoạn mạch nhân tạo và tĩnh mạch gan giữa. Tạo hình một miệng nối chung cho tĩnh mạch gan giữa sau tạo hình và tĩnh mạch gan phải. Chúng tôi phân tích kết quả phẫu thuật và đánh giá tình trạng tĩnh mạch gan sau ghép.

Kết quả: Chúng tôi chủ yếu dùng mảnh ghép gan phải mở rộng (75.0%); thể tích gan còn lại của người hiến 41.5±3.3% (36.7-49.4%). Trọng lượng mảnh ghép 682.0±143.5 gram; GRWR 1.26±0.37; kích thước tĩnh mạch gan phải trước và sau tạo hình lần lượt 29.5±6.4 mm (13-38mm) và 42.2±7.8 mm (25-52mm). Thời gian Back table 58.8±14.7 phút (32-81 phút); thời gian thiếu máu mạnh 73.9±22.1 phút (24-126 phút); thời gian thiếu máu nóng 50.0±11.5 phút (37-76 phút); thời gian thực hiện miệng nối tĩnh mạch gan 25.9±5.5 phút (17-39 phút); thời gian mổ 535.9±115.9 phút. Thời gian nằm viện 25.1±8.1 ngày (15-45 ngày). 1/24 trường hợp (4.2%) hẹp tĩnh mạch gan phải cần đặt stent ở ngày hậu phẫu thứ nhất; thời gian theo dõi trung bình 12.5±6.6 tháng (1-22 tháng).

Kết luận: Tạo hình một miệng nối tĩnh mạch gan trong ghép gan từ người cho sống dùng mảnh ghép gan phải là kỹ thuật đơn giản và khả thi mà không cần dùng các mạch máu lấy từ xác. Hơn nữa, nó có thể ngăn ngừa hiệu quả hẹp miệng nối tĩnh mạch gan.

Abstract

The Single Orifice Hepatic Vein Reconstruction in Living Donor Liver Transplantation Using Right lobe Graft

 

Introduction: Outflow reconstruction of the liver graft is a key to successful results of living donor liver transplant (LDLT) using right lobe graft. We simplified the technique for hepatic vein reconstruction that does not require the use of cadaveric veins.

Methods: Among 24 patients who underwent LDLT using right lobe graft at Vinmec International Hospital. And we performed single orifice right hepatic vein (RHV) reconstruction between April 2017 and February 2019. All patients’ hepatic vein were reconstructed by single surgeon. In the case using Caudal middle hepatic vein trunk preserved right lobe (CMPRL/MRL) graft, vein segment 5 was anastomosed to the interposition vascular graft in an end-to-end fashion using 5/0 polypropylene continuous sutures. Vein segment 8 was anastomosed to the interposition graft in an end-to-side manner. In the case using Extended right lobe (ERL) graft, middle hepatic vein (MHV) was anastomosed to the interposition graft in an end-to-end fashion. We conjoined this reconstructed MHV and RHV. We retrospectilvely analyzed surgical outcomes.

Results: We prefer ERL graft (75.0%); the remnant and total liver volume ratio was 41.5±3.3% (36.7-49.4%). Graft weight 682.0±143.5 gram; GRWR 1.26±0.37; Right hepatic vein size before and after venoplasty were 29.5±6.4 mm (range, 13-38mm) and 42.2±7.8 mm (range, 25-52mm). Mean back table time was 58.8±14.7 minutes (range, 32-81 minutes); Mean cold ischemia time was 73.9±22.1 minutes (range, 24-126 minutes); Mean warm ischemia time was 50.0±11.5 minutes (range, 37-76 minutes); Hepatic vein reconstruction time was 25.9±5.5 minnutes (range, 17-39 minutes); Mean operative time was 535.9±115.9 minutes. Mean hospital stay were 25.1±8.1 days (range, 15-45 days). The intervention rate for outflow stenosis was 1/24 case (4.2%) of a mean follow-up of 12.5±6.6 months (range, 1-22 months).

Conclusion: The single orifice hepatic vein reconstruction in LDLT using right lobe graft is a simple and feasible surgical technique and it does not require the use of cadaveric vessels. Most of all, it can prevent effectively RHV stenosis.

about-star
about-star