Phẫu thuật nội soi, nội soi đường mật tán sỏi laser điều trị sỏi đường mật ngoài gan tại Bệnh viện Thanh Nhàn - Hà Nội
PGS.TS Đào Quang Minh, Ths Nguyễn Văn Trường
Bệnh viện Thanh Nhàn
Tóm tắt
Mục tiêu: đánh giá kết quả phương pháp phẫu thuật nội soi, nội soi đường mật, tán sỏi bằng laser điều trị sỏi đường mật ngoài gan.
Phương pháp nghiến cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang
Kết quả và bàn luận: nghiên cứu 37 trường hợp tán sỏi nội soi trong mổ, chúng tôi nhận thấy. Tỷ lệ nữ/nam bằng 1.64, tuổi trung bình 46 ± 8.3 (27 tuổi - 73 tuổi). Tiền sử phẫu thuật tầng trên ổ bụng chiếm 10.8% ngoài ra còn mắc các bệnh lý toàn thân. Triệu chứng vàng da chiếm 89.2%%. Xét nghiệm phosphatase kiềm có tính đặc hiệu cao, MRI đánh giá toàn bộ cây đường mật, đặc biệt phần thấp ống mật chủ.
Kết luận: PTNS, nội soi đường mật tán sỏi bằng laser điều trị sỏi đường mật ngoài gan là phương pháp hiệu quả và an toàn
Từ khóa: phẫu thuật nội soi, tán sỏi laser, ERCP…
LAPAROSCOPIC, ENDOSCOPIC AND LASER LITHOTRIPSY TREAT TO GALLBLADDER, BILE DUCT STONES AT THANH NHAN HOSPITAL
Abtract
Objectives: to evaluate the results of laparoscopic, endoscopic, laser lithotripsy to treat extrahepatic bile duct stones.
Research method: cross-sectional descriptive study
Results and discussion: the study of 37 cases of laparoscopic lithotripsy, we found. The ratio of female / male is 1.64, the average age is 46 ± 8.3 (27 years - 73 years). History of abdomen surgery accounted for 10.8% in addition to body diseases. Jaundice symptoms accounted for 89.2 %%. The alkaline phosphatase test is highly specific, MRI evaluates the entire biliary plant, especially the lower part of the bile duct.
Conclusion: Labs, laser lithotripsy to treat extra-hepatic biliary stones are effective and safe
Keywords: laparoscopic surgery, laser lithotripsy, ERCP...
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi đường mật ngoài gan là bệnh lý sỏi của ống gan chung, ống mật chủ và túi mật. Trước đây, sỏi cholesterol ở túi mật, đường mật chính hay gặp ở Châu Âu, các nước Châu Á như Việt Nam thường gặp nhiều sỏi ống mật chủ, sỏi trong gan với bản chất là sỏi sắc tố. Hiện nay Việt Nam đang gia tăng tỷ lệ béo phì, rối loạn chuyển hóa do đó gặp nhiều sỏi cholesterol ở túi mật và ống mật chủ. Sỏi ống mật chủ có tỷ lệ phải mổ trên 95% và thường phải mổ mở hoặc nội soi mật tụy ngược dòng - ERCP. ERCP phải cắt cơ oddie, chỉ định cho sỏi nhỏ dưới 1cm và sỏi lớn hơn 1cm sẽ khó lấy hết, những sỏi lớn thường không thể lấy hết. Trường hợp có cả sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ thì cần kết hợp cả phẫu thuật nội soi và ERCP. Sự phát triển của PTNS, ống soi mềm và laser đã tạo ra hướng can thiệp mới cho sỏi ống mật chủ, túi mật. Can thiệp sỏi túi mật và ống mật chủ trong cùng một cuộc mổ. [1]
Bệnh viện Thanh Nhàn đã ứng dụng phương pháp tán sỏi điện thuỷ lực để điều trị sỏi đường mật và đã cho kết quả khả quan. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả phương pháp tán sỏi nội soi trong mổ để điều trị sỏi đường mật
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 37 bệnh nhân sỏi đường mật được tán sỏi nội soi trong phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi trong thời gian từ 01/2016 đến 06/2019
- Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân mổ cấp cứu do tắc mật
- Lớn tuổi (>80 tuối), bệnh lý mãn tính
- Rối loạn chức năng đông máu (tỷ prothrombin <60%)
2. Phương pháp nghiên cứu
- Kết quả ghi nhận theo mẫu nghiên cứu
- Các chỉ số nghiên cứu: tuổi, giới, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả trong mổ và tái khám sau mổ 1 tháng, 6 tháng
- Kết quả trong mổ
- Đánh giá khả năng tiếp cận được sỏi ống mật chủ
- Đánh giá hiệu quả của tán sỏi nội soi bằng laser
+ Khả năng làm vỡ sỏi
+ Hạn chế của phương pháp
+ Những tai biến và biến chứng
- Dụng cụ trang thiết bị
- Giàn máy nội soi Richard Wolf
- Máy laser Holmium, dây tán 550µm và 200 µm
- Ống nội soi mềm hoạt động hai chiều lên, xuống
- Rọ lấy sỏi (Dormia), kìm sinh thiết…
- Dung dịch nước rửa, máy bơm nước, ống dẫn lưu Kehr 18F
- Kỹ thuật
- Bước 1: PTNS cắt túi mật
- Bước 2: Mở OMC tán sỏi
+ Tiến hành mở ống mật chủ, lấy sỏi đường mật bằng minizzi
+ Xác định và tiếp cận sỏi phần thấp OMC bằng ống nội soi mềm
+ Đưa dây tán sỏi qua ống nội soi mềm đường mật vào đúng vị trí sỏi, đầu dây tán sỏi cách trung tâm bề mặt sỏi khoảng 1mm.
+ Kết hợp giữa cường độ-tần số của máy laser để nhằm bốc hơi hoặc làm vỡ sỏi
+ Bơm rửa đường mật sạch các mảnh vỡ của sỏi hoặc lấy bằng dormia
- Bước 3: đặt kehr
+ Dẫn lưu đường mật bằng ống dẫn lưu kehr kinh điển.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.Đặc điểm chung
1.1. Về tuổi và giới
Giới Tuổi |
Nữ |
Nam |
||
n |
% |
n |
% |
|
< 40 |
03 |
8.1 |
02 |
2.5 |
40-50 |
07 |
18.9 |
03 |
8.1 |
50-60 |
07 |
18.9 |
06 |
16.2 |
> 60 |
06 |
16.2 |
03 |
8.1 |
∑ |
23 |
62.1 |
14 |
37.9 |
Trung bình |
46 ± 8.3 tuổi |
Nhận xét: tuổi trung bình 46 ± 8.3 (27 tuổi - 73 tuổi)
1.2 Tiền sử
Tiền sử |
n |
% |
Mổ cũ |
04 |
10.8 |
Xơ gan |
05 |
13.5 |
Viêm gan |
07 |
18.9 |
THA, DTD, COPD, Thalassemie |
13 |
35.1 |
2. Đặc điểm lâm sàng
1.1 Triệu chứng cơ năng
Triệu chứng |
n |
% |
Đau hạ sườn (P) |
35 |
94.6 |
Vàng da |
33 |
89.2 |
Sốt |
25 |
67.5 |
Ăn kém |
08 |
21.6 |
1.2 Triệu chứng thực thể
Triệu chứng |
n |
% |
Gan to |
16 |
43.2 |
Vàng da, vàng mắt |
10 |
27.0 |
Murphy |
03 |
8.1 |
Hội chứng nhiễm trùng |
28 |
75.6 |
2. Đặc điểm cận lâm sàng
2.1 Xét nghiệm
Xét nghiệm |
n |
% |
Bilirubin TP tăng |
35 |
94.6 |
Phosphatase kiềm tăng |
37 |
100 |
CA199 tăng |
16 |
43.2 |
Prothrombin giảm |
05 |
13.5 |
2.2 Chẩn đoán hình ảnh phát hiện sỏi
Phương pháp |
OMC (n/%) |
TM (n/%) |
TT khác |
Siêu âm |
25 (67.5) |
35 (94.6) |
02(5.5) |
CT Scanner |
34 (91.9) |
27 (69.0) |
02(5.5) |
MRI |
20 (54.1) |
20 (54.1) |
02(5.5) |
2.3. Kích thước OMC
Kích thước |
n |
% |
< 10 mm |
08 |
21.6 |
10-15 mm |
23 |
62.1 |
> 15 mm |
06 |
16.2 |
∑ |
37 |
100 |
2.4 kích thước sỏi ống mật chủ
Kích thước |
n |
% |
< 10 mm |
02 |
5.5 |
10-20 mm |
14 |
37.8 |
> 20 mm |
21 |
56.7 |
∑ |
37 |
100 |
3. Đặc điểm trong và sau mổ
3.1. Can thiệp trong mổ
Can thiệp |
n |
% |
Gỡ dính |
23 |
62.2 |
Cắt túi mật |
35 |
94.6 |
Cắt gan trái |
01 |
2.7 |
Nối mật ruột |
01 |
2.7 |
Sinh thiết gan, đường mật |
03 |
8.1 |
Đặt sonde OMC-TT |
02 |
5.5 |
Đặt kehr |
35 |
94.5 |
3.2. Thời gian tán sỏi
Thời gian |
Trung bình |
Sỏi dưới 1cm |
8 ± 5.3 phút |
Sỏi dưới 2cm |
17 ± 4.6 phút |
Sỏi trên 2cm |
22 ± 8.2 phút |
3.3. Biến chứng trong phẫu thuật
Tai biến và biến chứng |
n |
% |
Chảy máu khi mở OMC |
02 |
5.5 |
Thủng tạng rỗng |
01 |
2.7 |
Chảy máu đường mật |
02 |
5.5 |
Thủng ống mật chủ |
00 |
00 |
4. Kết quả điều trị
4.1. Điều trị sau mổ
Hình ảnh |
N |
Tỷ lệ % |
Kehr thông tốt |
36 |
97.3 |
Chít oddie |
01 |
2.7 |
Áp xe tồn dư |
00 |
00 |
Rò mật |
00 |
00 |
4.3. Thời gian nằm viện sau mổ
Thời gian nằm viện |
N |
% |
< 10 ngày |
25 |
67.6 |
10-15 ngày |
09 |
24.3 |
> 15 ngày |
03 |
8.1 |
∑ |
37 |
100 |
Nhận xét: Thời gian nằm viện trung bình 10 ± 2.1 ngày (08 ngày - 17 ngày)
IV. BÀN LUẬN
Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới, nơi có nhiều bệnh liên quan tới ký sinh trùng trong đó có sỏi mật. Trước đây sỏi mật thường là sỏi phosphate, sỏi sắc tố…thì hiện nay thêm cả sỏi cholesterol xuất hiện ở túi mật và ống mật chủ. Điều trị sỏi ống mật chủ đơn thuần có thể lựa chọn phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật nội soi kết hợp nội soi đường mật hoặc can thiệp nội soi mật tụy ngược dòng- ERCP. Nếu làm ERCP thì phải cắt cơ oddie và chỉ can thiệp được với sỏi nhỏ, ít viên và có tỷ lệ thất bại khoảng 15-25% thì thực hiện PTNS cần gây mê nhưng có thể kiểm soát hoàn toàn đường mật ngoài gan. Mặt khác sỏi đường mật ngoài gan cần đảm bảo không sót sỏi sau can thiệp vì sẽ gây tắc mật. Với công nghệ tán sỏi bằng laser Holmium qua nội soi ống mềm cho phép đánh giá đường mật và thực hiện sinh thiết khi cần. Với khoảng cách tác động trong 1mm kiểm soát tần số và cường độ, hạn chế chảy máu và thương tổn đường mật, laser đang dần thay thế tán sỏi bằng điện thủy lực.
4.1. Về lâm sàng và cận lâm sàng
Tỷ lệ nữ/nam bằng 1.64 và tuổi trung bình là 49 ± 7.21 tuổi, nhóm tuổi thường gặp là từ 40-60 tuổi. Tác giải Thái Nguyên Hưng nghiên cứu 121 trường hợp, tuổi trung bình 46.98 ± 13.7, tỷ lệ nữ/nam bằng 1.45. Về tiền sử có 4 trường hợp (10.8%) mổ cũ, trong đó 2 trường hợp phẫu thuật cắt túi mật nội soi, 2 trường hợp khâu thủng dạ dày cách 5 năm. Với 2 trường hợp đã cắt túi mật nội soi vì sỏi đúc khuôn ở phần thấp, gẫy giãn OMC 12mm tiên lượng làm ERCP không hết sỏi lên chúng tôi chọn phẫu thuật nội soi tán sỏi cho bệnh nhân. Ngoài ra mắc các bệnh toàn thân chiếm 35.1%, tiền sử viêm gan và xơ gan chiếm 32.4%, đây là các yếu tố nguy cơ cho phẫu thuật nội soi và ảnh hưởng tới quá trình hồi phục sau mổ của bệnh nhân. Đặc biệt có 2 trường hợp bệnh lý thalassemia gây tan máu, sỏi mật có tuổi dưới 30, sỏi sắc tố cả túi mật và ống mật chủ.
Triệu chứng cơ năng thường là lý do đến viện, nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng đau hạ sườn phải chiếm 94.6% và vàng da chiếm 89.2%, hoặc triệu chứng liên quan tới biến chứng của sỏi mật như nhiễm trùng, viêm tụy cấp. Có tới 25 trường hợp vào viện cấp cứu khi có nhiễm trùng đường mật với triệu chứng kinh điển của tam chứng Charcot. Có 20 trường hợp bị nhiễm trùng đường mật có biến chứng viêm tụy, được điều trị nội và mổ chương trình có tán sỏi. Theo tác giả K. S. Jeng (2012) các trường hợp sỏi mật có biến chứng lên được hồi sức tích cực và mổ bán cấp bởi phẫu thuật viên chuyên khoa để có thể can thiệp ít xâm lấn và hạn chế biến chứng [4]
4.2. Về đặc điểm cận lâm sàng
Có 35 trường hợp tăng bilirubin (94.6%), chỉ số phosphatase kiềm tăng cao trong 100% các trường hợp đây là xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán tắc mật. Có 16 trường hợp tắc mật có tăng CA199 chiếm 43.2%, nhưng mức tăng không vượt quá 30% và khi có tắc mật thì mức tăng chỉ số này không còn đặc hiệu. 05 trường hợp có giảm Prothrombin liên quan tới bệnh nhân xơ gan và viêm gan được điều trị tích cực hết nhiễm trùng, bù yếu tố đông máu các chỉ số tăng trên 70% đảm bảo an toàn cho phẫu thuật.
Về chẩn đoán hình ảnh: Các trường hợp đều được thực hiện siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và chụp MRI nếu trên cắt lớp nghi ngờ chít hẹp đường mật hoặc thấy gian đường mật mà chưa đánh giá được sỏi. Các phương pháp sẽ đánh giá toàn bộ đượng mật trong và ngoài, có 5 trường hợp siêu âm xác đinh có sỏi túi mật nhưng trên phim cắt lớp không thấy do sỏi không cản quang. Có 20 trường hợp (31.5%) được làm MRI để dựng hình đường mật, xác định sỏi phần thấp ống mật chủ và đánh giá đoạn hẹp đường mật. MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có giá trị cao với gan mật với xung T1, T2 và Flair cùng kỹ thuật dựng hình đánh giá chi tiết về đường mật trong sỏi mật nhưng cũng có hạn chế trong một số trường hợp người bệnh cao tuổi, hợp tác nhịp thở khó. Hiện nay đã được khắc phục bằng phần mềm đồng bộ nhịp thở. Theo Naveen Arya, Sandra E. Nelles MRI là phương pháp chẩn đoán có độ đặc hiệu cao với các bệnh lý đường mật, cho phép dựng hình cây đường mật, tỷ lệ xác định chít hẹp đường mật đạt 96.2% [2]. Về kích thước ống mật chủ trên chẩn đoán hình ảnh có 08 trường hợp (21.6%) ống mật chủ giãn dưới 10mm, đây là nhóm chỉ đinh tuyệt đối của nội soi đường mật để hạn chế tổn thương đường mật trong quá trình lấy sỏi. 23 trường hợp OMC giãn 10-15mm và 06 trường hợp OMC giãn trên 15mm. OMC thường giãn to trong những trường hợp sỏi kẹt oddie, chúng tôi gặp trường hợp OMC giãn tới 30mm như một quai ruột, nhưng lâm sàng biểu hiện tắc mật không rầm rộ.
4.3. Về đặc điểm trong mổ
Quy trình phẫu thuật nội soi kết hợp tán sỏi laser gồm 6 bước
+ bước 1: đặt 3 trotcar (02 x 10mm, 01 x 5mm), trong đó việc đặt trocar dưới mũi ức ảnh hưởng tới việc thao tác máy soi đường mật, chúng tôi sử trocar nhựa (Conviden) cho phép ống soi mềm 5mm đi qua mà không làm mất áp lực ổ bụng. Ngoài ra đầu trong trocar hướng thẳng vào ống mật chủ có tác dụng như cánh tay điều chỉnh bên trong với ống soi.
+ bước 2: cắt túi mật xuôi dòng, có thể cắt xuôi dòng để tạo vị trí cầm nắm hoặc cắt ngược dòng nhưng cặp cổ túi mật dài hơn một chút để tạo vị trí cầm nắm.
+ bước 3: mở ống mật chủ, vì phía trước ống mật chủ thường giàu mạch do đó hay bị chảy máu trong bước này, mở ống mật chủ ở vị trí thấp nhất thường ngay bờ trên hành tá tràng. Chúng tôi lấy sỏi bằng minizzi sau đó đặt máy soi.
+ bước 4: đặt máy tán sỏi nội soi, đưa máy soi qua trocar 10mm dưới mũi ức vào ống mật chủ, nếu không dùng trocar nhựa thì người phụ phải phối hợp đẩy ống soi ra vào ống mật chủ.
+ bước 5: tán sỏi laser, dây laser 550µm cho phép thao tác với ống mật chủ dễ dàng, một số trường hợp cần dùng dây laser 200µm để ống soi có thể uốn góc theo ống mật chủ tiếp cận sỏi sát cơ oddie, tia laser tán sỏi bốc hơi hoặc vỡ mảnh nhỏ tùy theo mức năng lượng vào cường độ. Sỏi được lấy ra bằng dụng cụ chuyên dụng
+ bước 6: đặt kehr đường mật, thông thường đặt kehr số 16 và khâu vắt bằng chỉ vicryl4.0. Chúng tôi đã thực hiện đặt dẫn lưu ống mật chủ tá tràng 2 trường hợp cho kết quả tốt, 35 trường hợp cắt túi mật, 1 trường hợp nối mật ruột do đánh giá oddie hẹp khít. Sinh thiết 3 trường hợp với tổn thương trong đường mật và nốt trên gan, giải phẫu bệnh đều là tổn thương lành tính. Có 23 trường hợp cần gỡ dính điều đó cho thấy sỏi mật thường gây viêm dính, có trường hợp điều trị viêm dạ dày nhưng thực tế là các đợt viêm của sỏi túi mật. Đặc biệt có 2 trường hợp cắt hạ phần thùy 2,3 gan trái, một trường hợp so sỏi lớn hợp lưu ống mật hạ phân thùy 2,3 và gan trái teo nhỏ, trường hợp còn lại là u gan 2.5cm có sinh thiết là HCC.
Về thời gian tán sỏi: các trường hợp nghiên cứu được chia thành 3 nhóm theo kích thước sỏi, nhóm dưới 1cm thời gian tán 8 ± 5.3 phút, nhóm 1-2cm thời gian 17 ± 4.6 phút, nhóm trên 2cm thời gian 22 ± 8.2 phút. Vì mẫu nhỏ lên chúng tôi không đánh giá tương quan tuyến tính nhưng với sỏi trên 2cm có thể thực hiện lấy một phần bằng minizzi do đó thời gian tán không chênh lệch nhiều. Tai biến trong mổ: đến từ quá trình phẫu tích quá trình tán sỏi bằng laser, chúng tôi có 1 trường hợp tổn thương thủng hành tá tràng khi gỡ dính, 2 trường hợp chảy máu khi mở ống mật chủ, 2 trường hợp chảy máu đường mật trong quá trình tán sỏi. Chảy máu trong quá trình tán sỏi thường xảy ra trên nền viêm của đường mật và tổn thương chỉ ở một điểm do đó thường tự cầm lại. Về thời gian lưu ống dẫn lưu kehr để tạo đường hầm: theo tác giả Đặng Tâm [6] thời gian chờ đợi rút Kehr tạo đường hầm là sau 3 tuần, còn theo tác giả K. S. Jeng [8] thời gian này là 3-5 tuần. Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian này trong khoảng 3 - 5 tuần sau phẫu thuật tuỳ theo tình trạng bệnh nhân: người trẻ, khoẻ mạnh là 3 tuần; người già, suy dinh dưỡng là 4-5 tuần.
4.4. Kết quả sớm sau mổ
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 37 trường hợp phẫu thuật nội soi dùng giảm đau khoảng 3-5 ngày. Vì phẫu thuật nội soi tán sỏi thời gian mổ thường dài hơn các trường hợp mổ sỏi mật kinh điển lên bệnh nhân có thể đau hơn và có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Theo Thái Nguyên Hưng thời gian là yếu tố liên quan mật thiết với nguy cơ nhiễm trùng sau mổ của bệnh nhân sỏi mật [1]
Chúng tôi thực hiện chụp kehr thường quy sau 7-10 ngày với tất cả các trường hợp, sau tiến hành cặp kehr và theo dõi, bệnh nhân được cho xuất viện và tái khám sau 2- 3 tuần để rút kehr tránh các trường hợp xì mật do đường hầm kehr chưa kín hoặc can thiệp qua đường hầm kehr. Thời gian nằm viện trung bình của nhóm nghiên cứu là 10 ± 2.1 ngày . Tác giả Nguyễn Hoàng Bắc thời gian nằm viện trung bình khoảng 9.8 ± 3.6 ngày. [6]
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 37 trường hợp tán sỏi nội soi trong mổ, chúng tôi nhận thấy
- Tỷ lệ nữ/nam bằng 1.64, tuổi trung bình 46 ± 8.3 (27 tuổi - 73 tuổi)
- Tiền sử phẫu thuật ổ bụng chiếm 10.8%, mắc các bệnh lý toàn thân 35.1%
- Triệu chứng đau hạ sườn phải chiếm 94.6%
- Xét nghiệm phosphatase kiềm có tính đặc hiệu cao, MRI chẩn đoán hẹp đường mật tốt
- Tỷ lệ cắt gan 5.5%, đều là gan trái
- Hiệu quả tán sỏi 100%, thời gian nằm viện trung bình là 10 ± 2.1 ngày
- Những hạn chế chính của phương pháp phẫu thuật nội soi kết hợp tán sỏi là thời gian phẫu thuật thường dài hơn so với phẫu thuật mở.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thái Nguyên Hưng, Hà Văn Quyết (2008), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả tán sỏi đường mật trong mổ và hiệu quả của tán sỏi đường mật trong mổ. Luận án tiến sĩ 2008 Đại học Y Hà Nội.
- Naveen Arya, Sandra E. Nelles (2014), Electrohydraulic lithotripsy in 111 patients: A safe and effective therapy for difficult bile duct stones, American Journal of gastroenterology, pp. 2330-2334.
- Đỗ Kim Sơn, Nguyễn Tiến Quyết (2008), Dẫn lưu đường mật trong gan qua nhu mô gan trong điều trị sỏi trong gan, Y học thực hành, tr. 5-8.
- K. S. Jeng (2012), Bile duct stents in the management of hepatolithiasis with long-segment intrahepatic biliary strictures, Br. J. Surg, Vol. 79, pp. 636-666
- Võ Đại Dũng và cs (2015), phẫu thuật nội soi điều trị sỏi đường mật trong gan, tạp chí y học thực hành Hồ Chí Minh, tr 91-100 tập 19 số 5.
- Nguyễn Hoàng Bắc (2007), chỉ định phẫu thuật nội soi trong điều trị sỏi đường mật chính. Luận án tiến sĩ y học. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ GAN MẬT TỤY VIỆT NAM 2024 Chủ đề: “Đẩy mạnh phát triển tiến bộ kỹ thuật Gan mật tuỵ”
- Tạp chí Gan Mật số 59: "KỶ YẾU HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN KỶ NIỆM NGÀY VIÊM GAN THẾ GIỚI Chào mừng 30 năm ngày Truyền thống Bệnh viện Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh Chủ đề: “Chung tay phòng trị Viêm
- Tạp chí Gan Mật số 58 : "Hội thảo Khoa học Ghép gan tại BV TWQĐ 108 tháng 3/2023"
- Tạp chí Gan Mật số 57 : "KHUYẾN CÁO VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ GAN MẬT TUỴ TẠI VIỆT NAM"
- GIÁ TRỊ CỦA AFP-L3%, PIVKA-II TRONG TIÊN LƯỢNG TÁI PHÁT SAU CẮT GAN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN
- CÁC RÀO CẢN TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT: KẾT QUẢ TỪ NGHIÊN CỨU HÀNH TRÌNH NGƯỜI BỆNH
- Dấu Ấn HBcrAg Huyết Thanh Ở Bệnh Nhân Nhiễm Vi Rút Viêm Gan B Mạn Tại Bệnh Viện Bạch Mai
- NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA AFP, AFP-L3 VÀ PIVKA-II KẾT HỢP SIÊU ÂM Ổ BỤNG TRONG PHÁT HIỆN UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT TRÊN ĐỐI TƯỢNG VIÊM GAN, XƠ GAN
- TẠP CHÍ GAN MẬT VIỆT NAM - SỐ 56/2023 - KỶ YẾU HỘI NGHỊ GAN MẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 17
- Introduction of a new study: Multicenter observational study on HIV/HCV co-infection in Northern Vietnam
- Tumor thrombectomy via surgically reopened umbilical vein as a palliative treatment for patient with advanced Hepatocellular Carcinoma
- CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI BỆNH XƠ GAN ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2022
- KHÁNG NGUYÊN LIÊN QUAN LÕI VIRUS VIÊM GAN B TRONG BỆNH CẢNH VIÊM GAN SIÊU VI B CẤP: TỔNG QUAN Y VĂN VÀ TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
- ĐỐT NHIỆT SÓNG CAO TẦN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN: KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN TƯQĐ 108
- Quản lý và điều trị viêm gan B mạn tái hoạt động trên bệnh nhân can thiệp liệu pháp miễn dịch
- Collaborative Research and Joint Actions Towards Viral Hepatitis Elimination in Vietnam
- Điều trị đa mô thức đối với Ung thư biểu mô bào gan (UTBMTBG)
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ GAN MẬT TỤY VIỆT NAM 2023 “Đẩy mạnh phát triển tiến bộ kỹ thuật Gan mật tụy” Hà Nội - 2023 Kỷ niệm 105 năm Ngày Truyền thống Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An ISSN: 1859 - 431X
- KỶ YẾU HỘI THẢO THƯỜNG NIÊN KỶ NIỆM NGÀY VIÊM GAN THẾ GIỚI 28/7/2023 “Cập nhật Tiến bộ mới về Viêm gan, Xơ gan & Ung thư gan”
- Outcome of brain dead donor liver transplantation: Experience from Viet Duc hospital in Vietnam
- Percutaneous transhepatic laser lithotripsy In treatment of biliary stone
- GIẢI ĐÁP VÀ KHUYẾN CÁO VỀ UNG THƯ GAN
- Ghép gan tại Việt Nam
- MỘT SỐ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG HƯỚNG TỚI DỰ PHÒNG UNG THƯ GAN TẠI VIỆT NAM
- Chung tay phòng trị Viêm gan, Xơ gan và Ung thư gan ở VN